nh của ông Hồ Văn Tâm

(22/02/2009)

(Bấm nút trên cái hình nhỏ để phóng đại nó ra, sau đó thì dùng nút "Précédente" (hay "Back") của navigateur để trở lại trang nầy)

Từ những trái cây bình thường như : dưa hấu, bưởi, ớt, thơm, cà, thanh long …. Các nghệ nhân đã biến hóa thành những hình ảnh thật đẹp mắt

Một trong những loại trái cây được ưa thích ở miền nam là vú sửa, những quả vú sửa chín cây màu tím, bóng lộn trông thật hấp dẫn

Vú sữa chín cây bẽ ra, múi trong vắt, mọng nước … cứ để vậy cạp vào mà ăn không cần dao muổng chi cả mới gọi là thưởng thức trái cây miệt vườn

Mận là loại quả có nhiều nước, có loại chua có loại ngọt, nhưng nói chung rất được trẻ con ưa thích

Chuối xiêm đen là đặc sản của Nam bộ . Chúng có vỏ màu xanh trên có đốm màu đen, khi chín có màu vàng đậm

Trái chuối lột ra no tròn màu trắng đục

Bên trong quả chuối màu vàng sậm ( khác với chuối sứ có màu trắng) . Chuối thường dùng nấu chuối chưng, làm nhưn bánh tét. Ai từng ăn qua bánh tét nhưn chuối xiêm đen hẳn sẽ không bao giờ quên hương vị ngọt lịm cùng màu đỏ bầm của nó

Cao- cùng với trầu – là biểu tượng của hôn nhân . Quanh nhà người ta thường trồng vài cây cau. Không phải tự nhiên mà cây cau được nhiều người dùng làm biểu tượng cho quê ngoại trong văn học VN.

Chuối – một loại cây mà hầu như nhà nào cũng có- chỉ phải trồng một lần, không cần chăm sóc gì nhiều. Chúng cứ tự mọc lên cây con , rồi lớn , ra trái …

Chuối khi ra quay rồi thì bắp của nó vẫn phát triển nếu không cắt đi. Bắp chuối dung làm gỏi, nấu canh chua luơn  …..rất tuyệt

Một trong những loài cây tạp hay trồng trong vườn là mía , chúng dễ trồng, không cần chăm sóc gì. Lâu lâu “buồn miệng” thì cứ ra vườn bẻ một cây mà xướt

Chùm ruộc là loại cây cực kỳ dễ trồng và sai trái

Những cây me có tuổi thọ hơn nữa thế kỷ như thế này tuy không có nhiều trái nhưng chúng vẫn tồn tại như che chở bao thế hệ tuổi thơ miền quê cho đến khi chúng lớn lên và dù có rời quê hương đi đâu cũng vẫn nhớ về tuổi thơ của mình với hình ảnh cây me già mà hang ngày chúng vẫn trèo hái trái

Cứ vào mùa khô là trên khắp cánh đồng mọc lên một loại cỏ có tên gọi “bù xít” .Thật lạ ! không ai trồng, không ai chăm bón mà chúng cứ mọc lên xanh tốt. Ở quê không đứa trẻ nào mà không biết đến loại cỏ này. Khi bị đứt tay chảy máu chỉ cần hái chút lá bù xít vò nát đấp vào là máu lập tức ngưng chảy. Chưa hết, trái của chúng có hình tròn bằng đầu ngón tay út, lủ trẻ đua nhau hái đem về bắn “ống thụt” – Một dụng cụ làm bằng thân cây trúc, có “cây thụt” như pit tong , bỏ trái bù xít vào rồi bắn , tiếng kếu rất to và dòn

Một loại cỏ có tên “cỏ may” thường mọc ven đường . Chúng có bong với những gai nhọn, ai đi qua chạm vào thì lập tức chúng bám vào quần tạo thành đường giống như may đồ

Loài kiến trên cây phổ biến nhất ở Nam bộ là kiến vàng. Chúng làm tổ bằng lá cây. Có quan sát quá trình làm tổ của chúng mới thấy đó là một kỳ công. Có khi chúng phải cắn vào nhau làm thành dây chuyền để kéo những chiếc lá lại với nhau rồi dung keo dán lại

Một ngôi nhà được gọi là “chuẩn” ở Nam bộ là phải có một cái bàn thờ tổ tiên, phía trước là một cái bàn dài. Bàn này chỉ những bậc trưởng lão trong gia đình mới dám ngồi. Bạn bè, con cháu đến chơi tuyệt nhiên không được rớ tới

Vào ngày 30 tháng chạp nhà nào cũng làm mâm cơm rước ông bà. Người ta cho rằng khi chết đi linh hồn sẽ xuống địa ngục chịu hình phạt cho những tội lỗi gây ra lúc còn sống. Đến 30 tết thì họ được thả cho về với gia đình ăn Tết. Thông thường mâm cơm là những món cây nhà lá vườn : vịt nấu cháu, xôi lá cẩm, cơm , rau hái sau vườn. Họ cũng không quên đốt vàng mã như là hình thức gởi tiền, quần áo cho tổ tiên sử dụng trong năm

Mâm ngũ quả trên bàn thờ - không thể thiếu trong những ngày Tết

Người dân Nam bộ thường có thói quen làm mứt trái cây vào dịp Tết nguyên đán. Khế là loại quả thường đượ ăn tươi nhưng đôi khi cũng được đem làm mứt. Khế chín hái xuống sắt mỏng đem ngào đường rồi phơi khô. Mứt khế vị ngọt ngọt, chua chua , phụ nữ rất ưu thích

Không  nước máy, không nước giếng – Người dân quê Nam bộ sử dụng lu như là dụng cụ chứa nước uống cho mùa khô. Những dãy lu dọc 2 bên nhà là hình ảnh thường thấy ở thôn quê Nam bộ. Dàn máng xối được thiết kế để mang nước mưa từ máy nhà đến từng lu nước. Vào muà khô, đi đâu về, múc 1 ca nước mưa mát lạnh từ trong lu, ngậm từng ngụm một, nước trôi tới đâu thấy đã tới đó

Gà vịt được thả tự do ra các thửa ruộng quanh nhà

Ổ gà ở thôn quê

 

Vùng bưng biền gần song rất thuận lợi cho việc nuôi cá, người ta dung lưới vây các ao lại rồi thả cá vào nuôi

Cụ già trên 80 tuổi ở long An trông vẫn còn tráng kiện. Cuộc sống êm đềm ở thôn quê ít tạo ra stress như ở thành thị, điều này làm người ta sống lâu hơn

Người phụ nữ bên giàn “mướp rắn” – một loại mướp có trái dài trông như 1 con rắn- làm du khách khi gặp lần đầu không khỏi giật mình

Người phụ nữ và cây mít

 

Cậu bé câu cá trong ao

Hình ảnh những ngôi nhà ngói ẩn sau những khu vườn um tùm, phía trước là một thữa ruộng – chúng như là biểu tượng của nông thôn nam bộ . Khi màu gặt kết thúc những đám rạ có khi được nhổ lên phơi khô để dành làm nấm. Cũng có khi được đốt đi để lấy tro làm phân bón cho mùa sau. Gà vịt cứ nuôi mà không cần phải cho ăn vì chúng có thể ra ruộng phía trước nhà mà kiếm ăn

Khi mùa khô đến nhng cánh đng đã khô nước, biến thành sân bóng của trẻ con trong xóm. Chỉ cần 2 cây trúc nhỏ 1 sợi dây chuối, 1 trái banh nhựa là thành một sân bóng

Trái ngược với hình ảnh rực rỡ đầy màu sắc, xe cộ ồn ào ở chốn đô thị, hoàng hôn ở thôn quê thật tĩnh lặng. Mái hiên nhà, bao quanh bởi những lùm cây um tùm, chìm dần trong bóng tối như ru ta vào một thế giới bình yên, quên hết mọi mệt nhọc trong ngày...

.

Ði trở ra

 

un compteur pour votre site visites depuis le 13/09/2004